Cọc Tiếp Địa Là Gì?

Cọc tiếp địa là một loại vật tư quan trọng trong hệ thống chống sét. Trong quá trình chống sét, sản phẩm này được sử dụng với mục đích chuyển hóa toàn bộ lượng điện năng dư thừa truyền xuống môi trường đất xung quanh. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và công trình khi có hiện tượng sấm sét xảy ra. 

Cọc tiếp địa được hiểu là một thanh kim loại có 1 đầu nhọn để khi cắm xuống đất được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại cọc này được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào. Nếu có sự cố xảy ra, hệ thống chống sét sẽ bị phản tác dụng, lúc này nguồn điện từ tia sét không được triệt tiêu hết xuống đất gây nguy hiểm cho người và công trình xung quanh. 

Vai trò của cọc tiếp địa 

Vai trò lớn nhất của cọc tiếp địa chính là làm phân tán nguồn điện từ những tia sét và triệt tiêu nguồn năng lượng này xuống đất. Từ đó giúp bảo vệ an toàn cho thiết bị, người và công trình ở khu vực xung quanh hệ thống chống sét. 

Phân loại cọc tiếp địa 

Trên thị trường hiện nay, cọc tiếp địa đang được sản xuất với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau. Thiết bị này được phân loại bằng 3 cách là theo chất liệu, theo xuất xứ và theo hình dạng. Trong mỗi cách sẽ gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, cụ thể như sau: 

Phân loại theo chất liệu 

Theo vật liệu sản xuất, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại, đó là cọc tiếp địa thép mạ kẽm, cọc tiếp địa thép mạ đồng và cọc tiếp địa đồng đặc nguyên chất. Đặc điểm của từng loại cọc được thể hiện như sau:

Phân loại theo xuất xứ

Ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng 2 loại cọc tiếp địa là cọc có xuất xứ nội địa và cọc có xuất xứ Ấn Độ. Chi tiết từng loại sản phẩm như sau:

  • Cọc tiếp địa có xuất xứ nội địa: Đây là loại cọc có tỷ lệ sử dụng cao hơn vì sản phẩm có sự đa dạng về giá cả, mẫu mã và chất lượng của sản xuất đạt chuẩn, đã trải qua kiểm định nghiêm ngặt. 

  • Cọc tiếp địa có xuất xứ từ Ấn Độ: Đây là loại cọc được nhập khẩu từ Ấn Độ và có chất lượng ở mức trung bình. Thiết bị này chủ yếu được ứng dụng cho các công trình vừa và nhỏ.

Phân loại theo hình dạng 

Theo hình dạng thì cọc tiếp địa được chia làm 2 loại là cọc tiếp địa thanh chữ V và cọc tiếp địa thanh tròn đặc, cụ thể từng loại như sau:

  • Cọc tiếp địa hình chữ V là loại cọc có diện tích tiếp đất lớn và được sử dụng nhiều trong hệ thống chống sét của các công trình lớn. 

  • Cọc tiếp địa thanh tròn đặc là loại cọc có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cho việc di chuyển và thi công. Thiết bị này được ứng dụng chủ yếu cho các công trình dân dụng.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa 

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012. Cụ thể của tiêu chuẩn này như sau: 

  • Cọc tiếp địa dạng ống kim loại phải có chiều dày tối thiểu là 2.45mm, đường kính tối thiểu 19mm. 

  • Đảm bảo điện trở đất không quá 10 Ohm, giá trị này sẽ thay đổi tùy thuộc vào khu vực lắp đặt. 

  • Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn có đường kính tối thiểu 16mm và có điện cực thấp. 

  • Với điện cực đất dạng cọc nhọn thì không sử dụng vật liệu làm từ thanh cốt thép hoặc thanh thép gai. 

TIẾN HOÀNG PHÁT chuyên cung cấp các sản phẩm hệ thống chống sét giá rẻ chính hãng, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua ổng đài miễn phí 0794.782.888 hoặc truy cập qua Website: khoacuadientu.info để được tư vấn và báo giá tốt nhất.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng