Hệ Thống Tiếp Địa Chống Sét Có Những Loại Nào?

 Chống sét tiếp địa là một hệ thống quan trọng dùng để bảo vệ an toàn cho tài sản cũng như tính mạng của con người. Hệ thống này có tác dụng thu hút tia sét, rồi truyền năng lượng sét qua các bộ phận khác để tiêu tán luồng điện.

Vậy hệ thống tiếp địa chống sét có những loại nào? Ưu điểm ra sao? Cùng theo dõi nhé!

Xem thêm: Các bước thi công hệ thống chống sét

Hệ thống tiếp địa chống sét cổ điển
  Hệ thống tiếp địa chống sét cổ điển có cấu tạo chính gồm thanh kim loại với đầu nhọn được gắn tại đỉnh của công trình.

  Thanh kim loại này được nối với hệ thống dây dẫn tiếp địa để tiêu tán năng lượng sét. Kim thu cổ điển được thiết kế để nối dài từ nơi cao nhất của công trình. Có vai trò chính là thu hút toàn bộ tia sét.

  Chất liệu được dùng để chế tạo loại kim thu cổ điển này là các kim loại như hợp kim, nhôm, đồng…

Ưu điểm của hệ thống chống sét cổ điển

  • Dễ lắp đặt, bảo trì, không cần nguồn cấp năng lượng từ bên ngoài.
  • Tính mỹ quan cao, bảo vệ an toàn cho các công trình, kiến trúc.
  • Được sản xuất từ các nguyên liệu có phẩm chất cao, không bị ăn mòn theo thời gian.

Hệ thống chống sét tiên đạo
  Trong tiếng Anh, hệ thống chống sét tia tiên đạo được gọi là Early Streamer Emission. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phát xạ sớm. Đây là một hệ thống thu lôi hiện đại, được ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất.

  So với chống sét cổ điển, chống sét tia tiên đạo được sử dụng phổ biến hơn nhờ mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn. Khi có sấm sét, vào một thời điểm thích hợp.

  Kim thu sét tiên đạo sẽ chủ động phóng ra dòng điện có cùng tần số để thu hút và đón đầu những tia sét. Hiểu một cách đơn giản, hệ thống chống sét này sẽ chủ động đón các dòng sét đánh vào. Rồi trực tiếp hấp thụ các tia sét ấy để tránh gây hại cho công trình, kiến trúc xung quanh.

  Hệ thống chống sét tia tiên đạo được sử dụng phổ biến ở các công trình có quy mô lớn như tòa nhà cao chọc trời, tháp truyền hình, cảng biển,…

Ưu điểm của hệ thống tiếp địa chống sét tia tiên đạo

  • Là hệ thống chống sét thế hệ mới, chống sét tiên đạo được ứng dụng khá nhiều hiện nay. Với ưu điểm mang lại hiệu quả cao và vô cùng an toàn.
  • Chống sét tia tiên đạo đang dần thay thế các loại chống sét cổ điển trên thị trường.
  • Có thể chịu được dòng điện có cường độ lên đến 100kA.
  • Chủ động đón các dòng sét, xử lý và tạo khoảng cách để đảm bảo an toàn.
  • Mở rộng phạm vi bảo vệ, xác định vị trí sét đánh chuẩn xác tuyệt đối.
  • Hệ thống hiện đại, gọn gàng thuận tiện thi công, lắp đặt.
  • Mang tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao, do đó không cần thường xuyên bảo dưỡng hệ thống

Xem thêm:  Bật Mí Cách Làm Chống Sét Đơn Giản Cho Nhà Mái Tôn


Hệ thống chống sét tiếp địa phân tán điện tích
  Chống sét phân tán điện tích hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều trong đời sống. Chính vì thế hệ thống này cũng chưa được đưa vào các tiêu chuẩn chống sét hiện có.

  Đặc điểm của hệ thống chống sét này là khi có sét đánh, kim thu sẽ tạo ra lớp điện tích trong khí quyển bao bọc xung quanh đầu kim.

  Lớp điện tích này giống như một màn chắn bảo vệ. Có tác dụng làm điện trường giữa tia sét và mặt đất yếu dần. Hệ thống chống sét phân tán điện tích giúp loại bỏ khả năng phóng điện của tia sét.

 

Xem thêm: 

Quy trình thi công và lắp đặt hệ thống chống sét
Bước 1:

  • Đào rãnh hoặc khoan giếng đặt tiếp địa
  • Kiểm tra và xác định đúng vị trí làm hố, tránh đụng phải các công trình ngầm.
  • Đào rãnh theo đúng với kích thước bản vẽ hoặc mặt bằng thực tế. Thông thường rãnh sẽ có độ rộng từ 300 – 500mm và sâu từ 600 – 800mm.
  • Đối với những nơi có điện trở suất đất cao hay mặt bằng thi công hạn chế. Bạn có thể áp dụng phương pháp khoan giếng để đặt tiếp địa.

Bước 2:

  • Đóng các cọc điện cực xuống đất
  • Thông thường, khoảng cách giữa các cọc sẽ nhiều gấp 2 lần so với độ dài cọc đóng xuống đất. Khoảng cách này có thể thay đổi, tuy nhiên không được ít hơn 1 lần chiều dài cọc.
  • Đóng cọc cho đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100 – 150mm.
  • Chú ý cọc trung tâm phải được đóng cạn hơn các cọc còn lại.
  • Đặt dây cáp đồng dọc theo rãnh đã đào.
  • Hàn hóa nhiệt để liên kết dây cáp đồng trần các cọc đã đóng.
  • Cho hóa chất giúp giảm điện trở của đất dọc theo dây cáp đồng.
  • Nối dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm.

Bước 3:

  • Hoàn trả mặt bằng và kiểm tra hệ thống chống sét tiếp địa
  • Kiểm tra lần cuối các mối hàn, lấp đất vào các rãnh rồi nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét vừa lắp đặt. 

  Chúng tôi là đơn vị chuyên thi công, lắp đặt các loại hệ thống chống sét uy tín.

  Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một nơi lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét uy tín. Liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất bạn nhé!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng